STP, ECN, Market Marker cách phân biệt cho đúng

Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi này và cũng giải thích những đặc điểm khác nhau của các Forex broker: DD, NDD, MM, STP và ECN. Hiểu và phân biệt các sàn là bước quan trọng để xác định được broker nào sẽ phù hợp với phong cách đầu tư của bạn.

Sàn ECN, STP, Market Marker… là những để phân loại Trước hết, bạn cần phải hiểu rằng trong thị trường Forex phức tạp này, “broker” (môi giới) có một ý nghĩa kép. Không giống như thị trường chứng khoán, môi giới chỉ đơn thuần là người đưa bạn vào một thị trường, còn trong thị trường Forex thì Broker thường CHÍNH LÀ thị trường.

Vì thế, hiểu đúng về các sàn giao dịch và lựa chọn được 1 sàn giao dịch minh bạch, uy tín, hợp với phong cách giao dịch của bạn chính là nền tảng vững chắc cho con đường tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường forex của mình.

Broker là gì?​

Thị trường Forex rất khác so với các thị trường chứng khoán – đó là Forex thì không có sàn giao dịch tập trung. Khi người ta nói đến một thị trường Forex, thường sẽ nghĩ đến một thị trường liên ngân hàng, nơi mà một số ngân hàng hoặc các tổ chức khác hiển thị những lệnh và các giao dịch. Đây cũng thường được gọi là các nhà cung cấp thanh khoản hoặc nhà thanh toán bù trừ.

Thị trường Forex, sẽ có brokers mang nhiều nghĩa khác nhau. Họ có thể là:
  • Một Broker là một bên trung gian giữa người mua và người bán
  • Một Market Maker là một công ty thực hiện cả mua và giá bán trên thị trường tài chính hoặc hàng hóa.
  • Hoặc vừa là Broker và Market Maker.
Hiện nay có 2 nhóm chính: sàn giao dịch Forex là DD (Dealing Desk – Bàn giao dịch) và NDD (No Dealing Desk – Không có bàn giao dịch). Hiểu một cách đơn giản thì DD là những nhà làm giá thị trường hay nói cách khác là có sự can thiệp của sàn vào trong giá cả giao dịch, còn nhóm các sàn NDD thì không.

Bạn có thể chắc chắn rằng các broker được quản lý bởi các cơ quan quản lý nổi tiếng trên thị trường forex như CFTC, FSA, NFA, FINMAFINMA, CySec, vv. để đảm bảo rằng tiền của bạn an toàn và minh bạch trong hoạt động giao dịch, yết giá, v.v.

Sàn Forex: Market Maker, ECN, và STP​

Trước khi đi vào chi tiết vào 3 sàn MM (Market Maker), ECN (Electronic Communication Network) và STP (Straight Through Processing), dưới đây là tóm lại các điểm chính của 3 sàn này:
  • MM (Market Maker): là nhà môi giới đóng vai trò như một nhà tạo lập thị trường. Sàn MM thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, thay vì đẩy lệnh ra thị trường liên ngân hàng như một sàn trung gian thực thụ thì các sàn này lại đứng ra ôm lệnh của khách hàng tức là sẽ mua của những trader muốn bán và sẽ bán cho những trader cần mua. Các sàn MM chủ yếu thu lợi từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread), trader sẽ hiếm khi được giao dịch với mức giá thực của thị trường.
  • ECN (Electronic Communication Network): Mạng lưới giao dịch điện tử. Một sàn ECN là broker hoạt động với đúng ý nghĩa và bản chất của một nhà môi giới, chỉ làm trung gian kết nối, tạo ra một nền tảng để tất cả các nhà đầu tư gửi lệnh vào đó và tự giao dịch đối ứng với nhau. Lệnh sẽ được khớp với mức giá tốt nhất, nhanh nhất, không bị từ chối lệnh hoặc báo giá lại. Sàn ECN chỉ thu phí hoa hồng trên mỗi giao dịch của nhà đầu tư
  • STP (Straight Through Processing): là một nhà môi giới đóng vai trò chuyển tiếp, hoạt động của sàn STP có một vài điểm tương đồng với sàn ECN nhưng vẫn có sự khác biệt.

Trong mạng lưới ECN có những đối tượng nào ?​

Các thành phần kết nối vào mạng lưới ECN rất đa dạng và nhiều đối tượng đầy đủ quy mô lớn nhỏ, họ có thể là: các ngân hàng lớn, các quỹ Hedge Funds, các sàn ECNs khác, các Forex Brokers, Retail Traders
Thông thường một sàn ECN lớn sẽ luôn có nhiều nhà cung cấp thanh khoản lớn như các ECN khác và các ngân hàng lớn như Barclays, Commerzbank,… với mỗi khi có giao dịch được thực hiện, các sàn ECN được hưởng lợi từ phí hoa hồng dành cho mình.
Trong mạng lưới ECN

Nếu khối lượng giao dịch mà các trader giao dịch càng cao thì sàn ECN sẽ nhận được phí hoa hồng càng cao. Đó cũng chính là nguồn thu nhập của các sàn ECN.
Đối với bất kỳ một sàn Forex theo bất kỳ hình thức nào, cũng đều có ưu điểm và nhược điểm cả, ECN cũng không phải là ngoại lệ.

Ưu điểm của sàn ECN​

  • Spread thấp: đây có lẽ là ưu điểm lớn nhất của sàn ECN, Spread (chênh lệch Bid/Ask) rất thấp, và có thể gần bằng 0 ở một số cặp ngoại hối chính.
  • Thanh khoản: được liên kết với nhà cung cấp thanh khoản lớn là các ECN khác và các ngân hàng lớn, thì tính thanh khoản khớp lệnh mua bán là nhanh hơn, không bị delay.
  • No Dealing Desk: từ cơ chế ECN – mạng lưới truyền thông điện tử, theo loại hình sàn chuyển, không bị làm giá từ các sàn ôm lệnh – Market Maker.

Nhược điểm của sàn ECN​

Đòn bẩy (Leverage) thấp: có thể đây không phải là điều mà các trader mạo hiểm ưa thích. Thông thường các tài khoản giao dịch theo ECN được các sàn cung cấp với tỷ lệ Leverage chỉ khoảng 1:30, 1:200, 1:400.

Danh sách các sàn Forex ECN uy tín hiện nay​

ICMARKETS​

Sàn Forex ICMarkets

Vào tháng 6 năm 2018, ICMarkets đã công bố khối lượng giao dịch của khách hàng hàng ngày là tầm 19,4 tỷ $ trong tháng 5. Và Doanh số hằng tháng của sàn ICMarkets là 447 tỷ $. Năm 2018 , ICMarkets cũng cung cấp Năm trong số những Đồng tiền điện tử phổ biến nhất, điều này đã đưa ICMarkets thuộc Top những sàn forex có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường.

ICMarkets là một sàn giao dịch forex đến từ Úc , được thành lập năm 2007 tại Sydney, Australia. Điểm mạnh của Broker này là các công nghệ vượt trội, hợp tác với các nhà cung cấp thanh khoản hàng đầu thế giới để thực hiện các lệnh nhanh hơn. sàn ICMarkets là sàn mà rất nhiều trader lựa chọn, bởi giao dịch nhanh và khớp lệnh rất tốt. Gần như trader sẽ không cảm nhận được độ trễ khi giao dịch trên IC markets.
  • Các loại tài khoản: Raw Spread, Standard, cTrader.
  • Tiền nạp lần đầu : Tối thiểu 200 USD (những lần sau bạn có thể nạp bao nhiêu tùy ý)
  • Đòn bẩy : từ 1:1 đến 1: 500.
  • Kênh Nạp/Rút : Internet Banking, Thẻ Visa, FasaPay, Neteller, Skrill, …
Đánh giá sàn ICMarkets (Review)

TICKMILL

Sàn Forex Tickmill

Tiền thân của Tickmill chính là sàn giao dịch Armada Markets được thành lập từ năm 2008. Nên, nếu xét về mặt tuổi đời của riêng Tickmill mới chỉ có 5 năm, nhưng nếu tính từ thời điểm Armada Markets được thành lập cho đến nay cũng đã được hơn 10 năm, như thế cũng cho thấy rằng họ cũng đã có mặt trên thị trường Forex đã lâu rồi.

Sở dĩ như vậy, bởi những cái tên tạo dựng danh tiếng cho Tickmill đều là những anh tài, có nhiều năm chinh chiến trên thị trường tài chính. Trong số đó không thể không kể tới Sudhanshu Agarwal, một người đã có hơn 15 năm kinh nghiệm từng là CEO của AvaTrade, 1 sàn forex đến từ Úc.

Thậm chí, do có rất nhiều kinh nghiệm trong thị trường tài chính, nên nếu xem qua blog của Tickmill bạn sẽ thấy có các gương mặt lãnh đạo sàn còn tham gia viết bài phân tích thị trường thị trường tài chính nữa đấy!
  • Đòn bẩy tối đa: 1:500
  • Số tiền nạp tối thiểu: 100 USD
  • Cơ quan quản lý và cấp phép: CySEC, FSA Seycheless và FCA
  • Phần mềm giao dịch: MT4
  • Sản phẩm giao dịch Tickmill cung cấp: Tiền tệ forex, chỉ số chứng khoán, trái phiếu, dầu thô, kim loại quý vàng, bạc
  • Kênh Nạp/Rút: VISA, MasterCard, FasaPay, Internet Banking, Neteller, Ngân Lượng, Qiwi, Skrill, UnionPay
Đánh giá sàn TickMill (Review)

AXI (AXITRADER)​

Sàn Forex AXI

AxiTrader là sàn forex thuộc Tập đoàn AxiCorp, chuyên về các dịch vụ tài chính được thành lập năm 2007 tại Sydney, Úc. Sau đó, AxiTrader ra mắt văn phòng đại diện mới tại London vào năm 2012 và bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc năm 2015. Hiện nay, thương hiệu AxiTrader duy trì quy định với UK của FCA thuộc đơn vị có trụ sở tại London, AxiCorp Limited và ASIC tại Úc theo AxiCorp Financial Services Pty Ltd, nơi công ty duy trì giấy phép AFS.

Thành tích đáng nể của AxiTrader là vào năm 2014 đạt khối lượng giao dịch hàng tháng 82 tỷ USD. Theo báo cáo doanh thu từ chính công ty, vào cuối năm tài chính 2015/2016, AxiTrader có khối lượng giao dịch hàng tháng đạt 100 tỷ USD. Hiện nay, AxiTrader đã mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều khu vực trên Thế giới như Mỹ La Tinh, Đức, Trung Đông…
Phí hoa hồng
Nhà đầu tư tại sàn Axitrader chỉ phải bỏ ra 7 USD/lot/2 chiều ở tài khoản Professional. Còn ở tài khoản Standard, các traders sẽ không phải mất phí khoản này. Đây cũng là mức phí trung bình như nhiều sàn forex hiện nay đang cung cấp.
  • Nền tảnggiao dịch: Meta Trader 4, Axione và PsyQuation
  • Đòn bẩy: tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 1:400, Tỷ lệ đòn bẩy được áp dụng cho các sản phẩm có thể là khác nhau.
  • Spread: được xếp vào hàng khá dễ chịu, chỉ từ 0.4 pip với tài khoản Standard còn tài khoản Pro sẽ từ 0 pip nhưng nếu so với các sàn khác thì vẫn ở cao hơn nhiều so với các sàn khác do AxiTrader áp dụng spread thả nổi.
  • Các cổng thanh toán gồm: Master Card; Debit Card; Skirll; Neteller; Union Pay; Bpay.
Đánh giá sàn AXI (Review)
 

Đính kèm

  • 1634898401099.png
    1634898401099.png
    92.8 KB · Xem: 66

sam calin

New member
Tham gia
18 Tháng mười một 2021
Bài viết
5
bạn ơi, sàn KVB Prime và FXPro sàn nào ổn vậy các bác. Mong mọi ng hỗ trợ thêm thông tin với ạ.!!!
 

tonngokhong

Member
Tham gia
9 Tháng mười một 2021
Bài viết
31
Hầu hết các trader điều biết là giao dịch ECN mới là giao dịch trong thị trường thật, tránh được các tác động xấu của Maket maker. Và lựa chọn đúng sàn ECN tốt nhất là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của bạn.
Vấn đề ở đây là ai cũng biết điều này nhưng đến 99% traders vẫn chọn giao dịch ở Maket Maker. Vì ECN không phải là thị trường dành cho trader bình thường! ECN là môi trường giao dịch cho trader siêu chuyên nghiệp và vốn lớn. Vì tất cả các tài khoản ECN đều có đòn bẩy thấp, stop out cao. Ngoài ra, rủi ro lớn nhất của giao dịch ECN là giá cả biến động mạnh, swap, trượt giá cao,...
Có một sự thật mà gần như tất cả chuyên gia ở Việt Nam đều không biết về sàn ECN đó là hầu hết các sàn ECN mà các bạn đang giao dịch đều không phải là sàn ECN! Các sàn ECN sẽ không giao dịch với các trader nhỏ lẻ như chúng ta. Nên họ hợp tác với các sàn Market Maker đưa ra các tài khoản ECN mà các bạn tưởng là sàn ECN.
Ví dụ ADS Security là 1 liquity lớn và có cung cấp dịch vụ giao dịch ECN. Họ có thể cung cấp các tài khoản ECN cho các sàn khác và ăn chia lợi nhuận. Trong trường hợp này bạn vẫn giao dịch trực tiếp với ADS Security chứ không phải với sàn bạn đang giao dịch.
Ưu điểm của các tài khoản ECN này là giúp bạn giao dịch trực tiếp với các Liquity lớn mà không phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe.
 

tiensu47

New member
Tham gia
17 Tháng mười một 2021
Bài viết
9
Một bài đăng hay, mình cũng xem qua thấy itigtrader.com đúng là một trang đánh giá và nhận định chuẩn chỉnh
 

Dongtam54

New member
Tham gia
14 Tháng chín 2021
Bài viết
4
Rủi ro từ slippage là mình trăn trở nhất. Cậu có biết sàn nào uy tín mà không bị giãn spread không mách tớ với?
 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
8,306
Bài viết
10,638
Thành viên
687
Thành viên mới nhất
Đỗ Thanh Long
var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });