THU NHẬP, TIẾT KIỆM và ĐẦU TƯ hiểu sao cho đúng?

Alan

New member
Tham gia
18 Tháng ba 2022
Bài viết
19
Thuở xa xưa, khi con người biết sử dụng sức lao động để tạo ra của cải, quan hệ lao động cũng hình thành từ đó. Đối với phần đông của xã hội, những người làm công, họ chỉ biết đổi sức lao động để tạo ra tiền, khi có tiền ngoại trừ việc lo trang trải chi phí cá nhân, họ sẽ tích góp. Nếu dư dã nhiều, sẽ tiếp tục mua ruộng/đất hoặc tích trữ vàng. Còn đối với tầng lớp làm chủ, họ sử dụng tư duy của mình để sáng tạo ra công việc có thể đem lại lợi nhuận nhiều nhất về cho họ và sử dụng sức lao động từ người khác. Về bản chất, dù lao động chân tay hay lao động trí óc đều sẽ tạo ra tiền. Vấn đề ở đây là gì? Số tiền có thể kiếm được nhiều hay ít, hữu hạn hay vô hạn, cơ hội/thách thức mỗi công việc như thế nào?

1/ Thu nhập​

Nói về thu nhập, chắc bạn đã từng nghe qua về kim tứ đồ, với tôi đó là một bức tranh toàn cảnh xã hội, thể hiện tư duy, trình độ, thu nhập của mỗi cá nhân khi chọn vị trí công việc cho mình qua các góc phần tư: làm công, làm chủ, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cùng sơ lược lại nội dung trọng yếu của từng góc phần tư trong kim tứ đồ nhé.
Đầu tiên là góc phần tư Làm công, khi chọn công việc ở vị trí này, bạn dùng thời gian của mình để đổi ra tiền.
Ví dụ: Bạn làm phục vụ quán trà sữa 20k/giờ. Một ngày làm 8 tiếng, bạn nhận được 160k/ngày.

Số tiền này có vẻ khá an toàn và bạn cũng dễ dàng tính toán cho thu nhập của mình hàng tháng. Nhưng bạn quên một điều rằng, mỗi ngày bạn chỉ có 24 giờ, và bạn đang dùng thời gian của một cách khá lãng phí. Nếu kiếm tiền cách này, số tiền cao nhất bạn có thể kiếm được nếu không ăn không ngủ là 24x20= 480k/ngày. Làm sao bạn có thể kiếm được nhiều hơn khi sử dụng thứ hữu hạn để đổi thứ vô hạn? Tôi không phê phán công việc làm công, vì nó có thể là bệ phóng cho nhiều ý tưởng/ước mơ khác. Nhưng nuôi ý tưởng làm công dài hạn thì không hay lắm, vì công việc này phụ thuộc và người chủ và doanh nghiệp nhiều. Nếu khủng hoảng, mất thu nhập thì ai là người rơi vào sự khó khăn, khốn đốn nhất? Chính là bạn vì mất đi nguồn thu nhập và chưa thích nghi với những thứ mới mẻ.

Tiếp đến là góc phần tư Làm chủ, nhiều người ở mức tư duy cao hơn, họ nghĩ về việc kiếm lợi nhuận nhiều hơn qua việc thuê người khác, hoặc tự làm việc, không chịu áp lực bởi ai và thoải mái về thời gian. Dĩ nhiên, họ “không được ai trả lương” cả, nguồn thu của họ từ lợi nhuận mà họ tự làm ra chính vì vậy, nó vô hạn và tùy thuộc vào tư duy và tầm nhìn của người chủ. Áp lực của góc phần tư này là rủi ro cao, họ có thể có rất nhiều tiền nhưng cũng có thể không có gì cả thậm chí còn phải trả nợ nếu thất bại.

Góc phần tư thứ ba là Chủ doanh nghiệp, có nghĩa là bạn tạo ra một kinh doanh có thể tự vận hành mà không cần người chủ ở cửa hàng. Giống như Starbucks, KFC, Circle K, Trung Nguyên Coffee,… Giai đoạn đầu sẽ rất vất vả và cực nhọc để xây dựng hệ thống, thậm chí bạn không có thu nhập và cũng gần như không nhìn thấy kết quả cho đến khi hệ thống hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu thành công, hệ thống của bạn sẽ tạo ra "thu nhập thụ động" cho bạn, khác hẳn so với 2 nhóm kia, thu nhập của họ là thu nhập chủ động. Đây có thể được xem là một nâng cấp của góc phần tư thứ 2, sau khi đứng vững trên thị trường, những kinh doanh nhân bản thương hiệu qua hình thức chuyển nhượng, sẽ hiệu quả hơn kinh doanh nhân bản thông thường. Và người chủ lúc này, vừa có thời gian, vừa có tiền khi hệ thống, thương hiệu đã hoàn thiện và đi vào nề nếp.

Cuối cùng là góc phần tư Nhà đầu tư, ở vị trí này, công việc của bạn là tìm kiếm và đầu tư vào các tài sản có thể tự sinh ra tiền theo thời gian. Công việc này tạo ra thu nhập thụ động mà bạn không phải bỏ ra quá nhiều công sức, tài sản của bạn sẽ tự tạo thu nhập cho bạn.
Ví dụ: Mua bất động sản, vàng, chứng khoán,… để trong thời gian dài. Công việc chính của bạn là Mua – Chờ và Bán.
Nghe công việc có vẻ nhàn, tuy nhiên, trong thời gian chờ bạn sẽ không có nguồn thu. Chính vì lẽ đó, bạn cần có một khoản dự phòng hoặc một công việc khác có thể tạo thu nhập.
Đối với việc tăng thu nhập, tùy vào tư duy, mong muốn, bạn có thể chọn công việc ở 1 trong 4 góc phần tư hoặc có thể làm nhiều công việc ở nhiều góc khác nhau.

2/ Tiết kiệm​

Việc tăng thu nhập sẽ giúp bạn có nhiều tiền hơn, nhưng nó sẽ không có ý nghĩa gì khi bạn không biết tiết kiệm.
Thói quen của giới trẻ chúng ta thường là chi tiêu mua sắm theo ý thích và theo cảm xúc nên sẽ không có dư. Chỉ một số ít người làm được việc tiết kiệm. Nên nhớ rằng :“Nếu bạn cứ mãi mua những thứ bạn muốn, thì đến một lúc nào đó bạn sẽ phải bán thứ bạn cần.” Nên thay vì làm bao nhiêu, chi bấy nhiêu, hãy học cách quản lý tài chính của mình bằng cách kiếm soát thu – chi và khiến chúng dần trở nên hợp lý để có một khoản dự phòng cho mình trước những biến động khôn lường trong cuộc sống.
Vậy tiết kiệm bao nhiêu là đủ, nếu bạn không xác định được mình chi bao nhiêu mỗi tháng thì sẽ rất khó xác định bạn cần tiết kiệm bao nhiêu. Thông thường, người ta sẽ lập quỹ dự phòng rủi ro cho mình từ 6 tháng – 1 năm thậm chí hơn. Để đảm bảo an toàn khi đột nhiên mất nguồn thu.

3/ Đầu tư​

Sai lầm lớn nhất của việc tiết kiệm là không đầu tư. Nếu bạn không biết cách đầu tư, bạn sẽ phải làm công cả đời.
Bạn có thể là một người tiết kiệm giỏi, nhưng bạn có biết rằng giá trị số tiền tiết kiệm của bạn sẽ giảm đi nếu chỉ để yên đó. Trung bình tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam khoảng 4%/năm. Có nghĩa là sau mỗi năm giá trị số tiền tiết kiệm của bạn sẽ giảm 4%.
Ví dụ: Bạn tiết kiệm được 1 tỷ, và để yên khoản tiền đó thì sau 1 năm, giá trị của 1 tỷ chỉ còn lại 960 triệu.
Nhưng thường người ta sẽ không để yên, họ sẽ gửi ngân hàng. Lãi suất ngân hàng hiện tại khoảng 5 – 7%, Mỗi năm số tiền của họ sẽ sinh lợi 1 – 3%. Một con số quá nhỏ, và nó sẽ phù hợp với những khoản tiết kiệm khổng lồ.
Hãy chọn cho mình một kênh đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro và từng giai đoạn tài chính của bạn sẽ giúp bạn nhanh chóng đi đến sự giàu có hơn.
Tóm lại, 3 trụ cột của sự giàu có là: Thu nhập, tiết kiệm và đầu tư. Nếu 3 trụ cột này được xây dựng vững chắc, sự thịnh vượng sẽ đến với bạn. Lúc đó, vấn đề của bạn không còn là tiền nữa, mà sẽ là một thứ khác lớn hơn mà chỉ khi chạm được mức độ đó, bạn mới cảm nhận được.
------------------
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, chúc bạn sớm đạt được Thịnh vượng Tài chính.
1647601438329.png

Xin lỗi em Linh Trần, anh thấy hay nên chia sẻ lại :LOL: cho mọi người cùng đọc
 

dongtu

Member
Tham gia
26 Tháng mười một 2021
Bài viết
37
Tâm lý đám đông luôn là 1 cái gì đó khó lý giải, khó hiểu, nhưng chỉ số ít người cảm nhận dc và tận dụng vào trong giao dịch, kiếm đc rất nhiều tiền từ đường giá.

Có người biết mình mất tiền, nhưng vẫn vào mong kiếm tiền, sau khi mất tiền, thị lại muốn lấy lại tiền, nên tiếp tục mất tiền ...."Nghịch lý"
Có người chưa biết mình sẽ mất tiền, họ nghĩ minh sẽ kiếm tiền, sau khi mất tiền, họ vẫn nghĩ minh sẽ và đang kiếm tiền..."Bế tắt"
Có người biết mình kiếm tiền, sau khi mất tiền, vẫn vui vì biết minh đang kiếm tiền....."Lạ lùng"
Có người có tiền, họ ko chọn cách học kiến thức để giữ tiền , tùy tiện mua bán, sau khi mất tiền , họ mới chọn cách học giữ tiền, và lại mong cầu ưu đãi hơn thiên hạ, vì mình đã mất tiền....."Phi lý"
Có người ko còn tiền, nhưng lại chọn cách học kiến thức để giữ tiền, sau đó lại tự hỏi, bao giờ có nhiều Tiền để giữ .... "Vi diệu"
Có người có tiền, tâm luôn bất an, lo sợ mất Tiền, họ chọn cách học liên tục kiến thức để giữ Tiền, thậm chí trở nên mê tín, cũng chỉ vì sợ mất Tiền .... "Mãi khổ"
Có người chưa nhiều tiên, nhưng luôn đầu tư kiến thức, chuẩn bị hành trang cho 1 kich bản phải giữ tiền trong tương lai.... "Khó nghèo"
Có người may mắn trãi qua dc làm từng ấy Loại người trên, cố biến những điều phức tạp, trở nên đơn giản dễ hiểu, nhưng nhiều người lại muốn học những cái phức tạp dù rất đơn giản...."Quá rảnh"
CN 20/3/2022
Từ một người "Quá Rảnh"
Sưu tầm anh em tham khảo 😆😂
 
Giao dịch với Exness
Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
9,144
Bài viết
11,505
Thành viên
695
Thành viên mới nhất
NhaQuynh
var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });