Avalanche tốc độ giao dịch gấp bao nhiêu lần so với Solona

buihuong18

New member
Tham gia
6 Tháng mười hai 2021
Bài viết
18
Solana tuyên bố rằng họ là blockchain nhanh nhất thế giới qua tốc độ xử lý giao dịch trên giây nhưng Avalanche lại không nghĩ vậy, với họ thời gian để một giao dịch thật sự hoàn thành mới là cái quan trọng. Và Avalanche chỉ mất khoảng 1 giây so với 13 giây của Solana để làm việc này.

Avalanche là gì?

Avalanche cũng là một trong những blockchain được xây dựng âm thầm trong mùa gấu những năm 2019 2020 và trở nên bùng nổ vào năm 2021 cùng với Solana, Near, Terra…
Đặc điểm chung của những nền tảng blockchain thế hệ mới này là tốc độ cực kỳ nhanh, con số vài nghìn giao dịch một giây không còn là điều khó ở những thế hệ blockchain hiện nay.
Nhưng mỗi nền tảng blockchain có những cách tiếp cận công nghệ khác nhau nhằm giúp tăng tốc độ giao dịch nhưng vẫn giữ được sự phi tập trung cho mạng lưới và phát triển một cách bền vững.
Cuộc chiến chạy đua tốc độ giao dịch trên các blockchain hiện nay chưa nguội đi thì Avalanche đưa ra cuộc đua mới, giờ thì số lượng giao dịch trên giây chưa chắc đã ngon mà phải nhanh về thời gian cuối cùng mà một giao dịch được xử lý mới có thể xem xét là thực sự tốt độ.

Tính cuối cùng của giao dịch là gì?​

Tính cuối cùng của giao dịch là đảm bảo rằng các giao dịch không thể bị thay đổi sau khi chúng đã được hoàn thành. Nó được sử dụng để đo lượng thời gian người dùng phải đợi để nhận được xác nhận rằng một giao dịch được thực hiện trên blockchain sẽ không bị thay đổi hoặc bị hủy bỏ. Trên Avalanche, thời gian cuối cùng của giao dịch thường là khoảng một giây.
Giống như bạn mua ly cà phê thì sau khi thanh toán bằng crypto, chủ tiệm cà phê biết chắc rằng coin của bạn đã chuyển qua ví họ, nó là một cuộc cách mạng về tốc độ xác thực giao dịch tức thì sau khi thanh toán, nhiều người lầm tưởng rằng hiện nay sau khi họ quẹt thẻ thanh toán xong cho ly cà phê là chủ shop có thể nhận được tiền ngay, nhưng thực tế là sau khi bạn bước đi với ly cà phê trên tay thì có một quy trình lê thê và phức tạp diễn ra đằng sau hành động quẹt thẻ của bạn.

Lúc này, bên bán hàng và nhà phát hành thẻ sẽ phải xác nhận giao dịch. Các công ty chịu trách nhiệm thanh toán có 10 mili giây để đưa ra quyết định từ chối hay chấp nhận giao dịch của bạn tại máy POS. Sau khi chấp nhận giao dịch ở máy POS, giao dịch sẽ được chuyển sang giai đoạn chờ xử lý. Sau đó, giao dịch sẽ nằm ở giai đoạn đó trong khoảng 1 – 2 ngày làm việc (đôi lúc còn lâu hơn) để nhà phát hành thẻ có thời gian kiểm tra giao dịch. Đôi khi bạn nhận được một cảnh báo phải xác nhận một giao dịch bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ với một khoản tiền lớn hoặc tại một địa điểm chưa rõ, giao dịch đó vẫn sẽ nằm ở giai đoạn chờ xử lý. Nếu giao dịch có vẻ hơi đáng ngờ hoặc chưa đủ đáng ngờ để bị từ chối, thì sẽ tốt hơn nếu trì hoãn nó một thời gian trước khi xử lý hoàn toàn.

Đây cũng là một trong những vấn đề đã tồn tại từ lâu mà dự án Terra cũng đang giải quyết bằng cách phát hành các stable coin cho việc thanh toán trở nên nhanh, rẻ và tiết kiệm cho các đối tác thương mại điện tử ở Châu Á.
Trên mạng lưới Bitcoin, bạn phải đợi 60 phút để an tâm rằng giao dịch của bạn đã hoàn toàn xác thực. Như có một nhóm hàng dài xe máy đi phượt cùng nhau, tới một ngã tư nọ, có vài xe rẽ trái, vài xe rẽ phải, nhưng số lượng đi thẳng là nhiều nhất, nên toàn bộ đoàn xe sẽ chờ xem hướng nào có nhiều xe đi nhất là hướng chính xác, và đi theo hướng đó. Vì cách hoạt động của blockchain là một chuỗi dài vô tận nối tiếp nhau và không thể quay lại hay sửa đổi, giống như một đoàn xe cứ nối tiếp nhau đi mãi mãi, khi đến một ngã 3 hay ngã tư thì đoàn xe sẽ đi theo hướng nào có nhiều xe đi nhất nên bạn sẽ phải đợi một khoản thời gian để chắc chắn giao dịch của bạn đã đi đúng hướng.
Tốc độ không chỉ là tps, điều quan trọng không kém là độ trễ khi giao dịch thật sự hoàn tất (time-to-finality).
Thời gian để các blockchain hoàn tất giao dịch:
  • Optimistic rollups: 1 tuần
  • Bitcoin: 60 phút
  • Ethereum 2.0: 6 phút
  • Cardano: 5 phút
  • Polkadot: 60 giây nội bộ và 60 phút để tới blockchain bên ngoài.
  • Elrond: 51 giây
  • Solana: 13 giây
  • Avalanche: 1-3 giây
Hiện nay với rất nhiều nền tảng Blockchain đang cạnh tranh nhau khốc liệt, thì điều gì làm cho Avalanche nổi bật?
Để hiểu được điều đó, chúng ta cần hiểu một thứ gọi là tính cuối cùng. Tính cuối cùng là điểm không thể thay đổi giao dịch, là khi mà giao dịch đã thật sự hoàn thành.
Solana đang giữ ngôi vương đề blockchain có thời gian xử lý giao dịch nhanh nhất, nhưng nếu xét theo quy chuẩn của Avalanche thì một nền tảng hợp đồng thông minh được xem là nhanh thì phải được đo lường bằng thời gian giao dịch thực sự hoàn thành. Điều này rất quan trọng đối với tài chính phi tập trung và các ứng dụng khác vì nó là điểm mà bạn biết chắc chắn mình sở hữu bất cứ thứ gì bạn đang cố gắng mua.

Solana yêu cầu các validator (trình xác nhận) phải trang bị máy tính "hạng nặng" để có thể xử lý một số lượng lớn giao dịch trên giây trong khi Avalanche chỉ yêu cầu phần cứng khiêm tốn hơn để đảm bảo trong tương lai thu hút thêm nhiều validator tham gia làm tăng độ an toàn cũng như phi tập trung cho mạng.
Hiện Avalanche có gần 1.300 validator so với khoảng 1.500 validator của Solana.

Cách hoạt động của Avalanche​

Không muốn chỉ một blockchain mà xử lý hết tất cả công việc như Ethereum, Avalanche chia ra 3 blockchain để làm các công việc khác nhau, mỗi blockchain chuyên về một nhiệm vụ trong hệ sinh thái Avalanche thay vì chỉ có một blockchain thực hiện tất cả. Nhằm tối ưu hoá tốc độ mà vẫn không phải hy sinh về tính phi tập trung.
  • Chuỗi trao đổi (X-Chain)
  • Chuỗi X-chain với nhiệm vụ chính là tạo và trao đổi token gốc AVAX.
  • Chuỗi hợp đồng (C-Chain)
C-Chain chạy các hợp đồng thông minh cho nền tảng Avalanche và tương thích với EVM (Máy ảo Ethereum). Tương thích với EVM có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể triển khai hợp đồng thông minh Ethereum trên Avalanche. Tại sao đó là một vấn đề quan trọng? Bởi vì các ứng dụng Ethereum hiện có, chẳng hạn như Aave và Curve, có thể dễ dàng triển khai một phiên bản sản phẩm của họ trên Avalanche.

Chuỗi nền tảng (P-Chain)​

P-Chain là chuỗi siêu dữ liệu trên Avalanche và điều phối các validator, theo dõi các mạng con (Subnet) và cho phép tạo các mạng con mới. P-Chain triển khai giao thức đồng thuận Snowman.
Tất cả các validators của tất cả các mạng con cũng phải là validators của mạng chính. Để trở thành một validator người ta cần phải đặt cọc ít nhất 2000 AVAX.
Avalanche đặt mục tiêu có hàng nghìn mạng con, bên trong một mạng con lại có rất nhiều blockchain. Tất cả đều có thể tương tác với nhau. Không có giới hạn về số lượng mạng con có thể được tạo.
Avalanche cho phép tạo các blockchain tùy chỉnh, có thể tương tác qua lại với nhau bên trong mạng lưới. Ở điểm này khá giống với Polkadot và Cosmos.
Nhưng khác với Polkadot được ví như một quốc gia chỉ giới hạn ở 100 tỉnh thành (parachain) và phải đấu giá đắc đỏ để được thuê đất, còn ở Avalanche không có giới hạn số lượng tỉnh thành bạn muốn tạo ra và cũng không cần đấu thầu tốn kém để giành lấy một chỗ như trên Polkadot, Người dùng chỉ phải trả một khoản phí bằng AVAX để tạo một mạng con.

Mạng con (subnets) là chìa khóa để mở rộng quy mô Avalanche​

Nếu bạn nghĩ rằng sự phát triển của Avalanche là đáng kinh ngạc chỉ với C-Chain, thì điều gây bùng nổ là khi có hàng nghìn blockchains tùy chỉnh được xây dựng trên Avalanche và tất cả đều có thể tương tác với nhau.
Tất cả validator cho một mạng con cũng phải xác thực mạng chính và đặt cọc tối thiểu 2000 AVAX. Trong khi nhiều nền tảng khác bị giới hạn ở tối đa 100–150 validator, Avalanche không giới hạn số lượng validator.
Khác với Cosmos, nó giống như một liên minh Châu Âu, nơi liên kết các quốc gia thành viên lại với nhau, và mỗi quốc gia thành viên trong đó đều có quân đội riêng để bảo vệ quốc gia của họ.
Nhưng với Avalanche thì những quốc gia con bên trong quốc gia mẹ vẫn phải sử dụng quân đội chung của Avalanche gọi là AVAX để bảo vệ các quốc gia con và cũng bảo vệ luôn quốc gia mẹ.
Cho thấy được tầm quan trọng của đồng tiền AVAX trong hệ sinh thái Avalanche, vì khi muốn tạo một mạng con hay validator cho mạng con thì đều phải cần AVAX để tham gia.
Avalanche có cơ chế giảm phát trong dài hạn, vì có số lượng token phát hành ở mức cố định 720 triệu AVAX, trong đó 360 triệu AVAX đã được đúc khi ra mắt và 360 triệu còn lại sẽ dùng trả thưởng staking cho các validator. Mọi khoản phí giao dịch trên mạng lưới sẽ bị đốt. Nên về dài hạn lượng giao dịch càng nhiều, nguồn cung càng giảm.
Với các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) đang tìm kiếm các giải pháp thay thế Ethereum, các blockchain như Avalanche là một lựa chọn hấp dẫn do khả năng tương thích với EVM và phí thấp. Tuy nhiên, tồn tại một danh sách dài các nền tảng khác cũng có khả năng mở rộng và tốc độ tốt cho các dự án DeFi lựa chọn.
(Thông tin trên mình chỉ up để mọi người tham khảo, còn tính xác thực thì em không biết)

Có thể bạn quan tâm:
 

onggiatocbac

New member
Tham gia
26 Tháng mười 2021
Bài viết
6
Quan điểm cá nhân dưới này không có ý nói đến chủ thớt đâu nhé, mà là dành cho những người đọc khác.
Nhiều bạn nói Near sẽ không được như Sol (Solona), sẽ về 6 về 7…
Ok, đó là quan điểm của bạn, ai cũng có quyền đưa ra quan điểm.
Tuy nhiên, nếu nói thì đưa cơ sở ra, đừng phát biểu mấy câu vu vơ chẳng được tích sự gì.
Nên nhớ Near đã gọi vốn được rất nhiều lần với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đô la, vậy tại sao nó vẫn chưa bay mạnh như Sol? Vì nó là hệ sinh thái, nó cần phải được hoàn thiện, và nó cũng cần rũ bớt nhiều người không có niềm tin vào nó.
Hãy nhìn ADA xem, nó đã từng bị chửi lên chửi xuống, dán mác là scam và nó tăng từ 0,017$ lên đỉnh 3$.
Nếu Near về 6$ thì sao? Đơn giản thì đó là cơ hội để làm giàu chứ còn sao nữa.
Tiền trong thị trường Crypto này với tôi là rất dễ kiếm, chẳng hiểu sao đa số vẫn đu đỉnh với cả cháy tài khoản, hơi khó hiểu? :rolleyes:
 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
8,307
Bài viết
10,639
Thành viên
687
Thành viên mới nhất
Đỗ Thanh Long
var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });