Cách dùng Chỉ Báo RSI trên MT4

Chỉ số sức mạnh giá tương đối (Relative Strength Index) hay còn gọi là RSI, là một trong những chỉ số kỹ thuật phổ biến nhất trong giới giao dịch. Được phát triển bởi J. Welles Wilder vào năm 1978, chỉ báo RSI được sử dụng để đo tốc độ cũng như biến động giá. Chỉ báo cũng giúp xác định các mức vượt mua/vượt bán của thị trường nhằm mua thấp và bán cao.

Cách thiết lập chỉ báo RSI​

Để thêm chỉ số RSI vào biểu đồ, nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và bạn sẽ thấy tùy chọn “Relative Strength Index”.
RSI1.png

Theo mặc định, MetaTrader sẽ thiết lập 14 chu kỳ cho bạn. Bạn có thể thay đổi tham số này nếu muốn. Các nhà giao dịch ngắn hạn thường sử dụng RSI 9 kỳ, trong khi những nhà giao dịch dài hạn lại chọn RSI 25 kỳ. Nhìn chung, khoảng thời gian càng nhỏ thì chỉ báo sẽ càng biến động.

Cách diễn giải Chỉ số Sức Mạnh Tương Đối​

Chỉ báo này dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Bạn cũng có thể thêm mức 50 làm đường giữa (middle line) của chỉ báo. Nếu RSI nằm trên mức này, đà giá tăng có thể xuất hiện và các nhà giao dịch có thể tìm kiếm cơ hội mua. Khi chỉ số RSI giảm xuống dưới mức 50, đây là dấu hiệu của một xu hướng giảm mới trong thị trường, lúc này, hãy xem xét mở giao dịch bán.

Thị trường quá mua hoặc quá bán​

Giống như các bộ dao động khác, chỉ báo RSI nhận diện được vùng vượt mua hoặc vượt bán của khối tài sản giao dịch. Đối với RSI, bạn cần theo dõi hai mức 70 và 30. Nếu RSI tăng trên 70, điều này có nghĩa là thị trường đang bị mua vượt mức và có thể điều chỉnh giảm. Nếu chỉ số RSI chứng khoán giảm xuống dưới 30, lúc này khối tài sản giao dịch đang bị bán quá mức và có thể phục hồi.
RSI3.png

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng phương pháp này không phù hợp cho những xu hướng mạnh do RSI khi đó có thể bị mua hoặc bán vượt mức trong thời gian dài. Nếu bạn có đủ những xác minh cho một xu hướng mạnh đang diễn ra trên thị trường, hãy cân nhắc giao dịch bán khi RSI nằm trong vùng vượt mua của một xu hướng giảm và mua khi RSI nằm trong vùng vượt bán của một xu hướng tăng.
RSI4.png

Nói chung, việc để lại vùng vượt mua hoặc vượt bán và chỉ theo dõi các tín hiệu chuyển động của xu hướng sẽ làm tăng độ chính xác của chỉ báo RSI. Ví dụ: nếu RSI vượt quá 30, bạn có thể mua trong xu hướng tăng.

Sự đảo chiều thị trường​

Ngoài ra, sự phân kỳ giữa RSI và giá có thể là một tín hiệu đảo chiều của thị trường. Khi mức cao mới của giá không được xác mình bởi mức cao của chỉ báo, nó sẽ tạo ra một tín hiệu tích cực cho một phân kỳ giá giảm (bearish divergence). Ngược lại, phân kỳ giá tăng (bull divergence) được hình hành khi giá giảm thấp hơn mức cũ nhưng mức tối thiểu của RSI lại cao hơn chỉ số trước.
RSI2.png

Chỉ số RSI thường được sử dụng kết hợp với bộ dao động MACD (Moving Average Convergence/Divergence). Nếu chỉ số RSI đo lường sự thay đổi giá liên quan đến mức giá cao và giá thấp hiện tại, thì MACD lại đo lường mối quan hệ giữa hai đường EMA. Sự kết hợp giữa RSI và MACD tạo thành một nhóm chỉ báo mạnh trong giao dịch.
Kết luận.
Một nhà giao dịch thông minh nên hiểu và biết cách vận dụng chỉ số RSI. Bạn cần chắc chắn những phân tích của mình không chỉ được xây dựng trên cơ sở của RSI mà còn dựa trên những nghiên cứu biến động giá cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác. Hãy nhớ rằng những tín hiệu của Relative Strength Index là đáng tin cậy trong một xu hướng dài hạn.
 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
8,348
Bài viết
10,680
Thành viên
687
Thành viên mới nhất
Đỗ Thanh Long
var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });