Cách dùng chỉ số Force

Force Index (FI) là một chỉ số được phát triển bởi Alexander Elder. Chỉ số này đo lường sức mua và bán trong thị trường xu hướng dựa trên giá cả, hướng đi thị trường và khối lượng giao dịch. Đây là ba yếu tố cơ bản của biến động giá theo như Elder đánh giá.
FI có thể xác định một xu hướng cũng như các điều chỉnh tác động tới giao dịch hay thậm chí báo trước các tín hiệu đảo chiều.

Cách thiết lập chỉ báo​

Force Index được thiết lập mặc định trong MetaTrader. Bạn có thể thêm chỉ báo này trên biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và chọn “Force Index”.
Force Index.png

FI được tính theo cách sau: giá đóng cửa hiện tại trừ đi giá đóng cửa trước đó và nhân với khối lượng. Sau đó áp dụng đường trung bình động lũy thừa (EMA) trên kết quả tính toán sao cho kết quả hiển thị không phải là biểu đồ, mà là một đường trong cửa sổ chỉ báo. FI có thể được làm tròn bằng cách sử dụng đường MA ngắn hạn (2-10 kỳ) hoặc dài hạn (13 kỳ).

Giải thích​

Nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn giá đóng cửa trước đó, chỉ số này sẽ mang giá trị dương. Khi chỉ báo này tăng lên thì nó biểu thị sức mua. Ngược lại, nếu giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa trước đó thì chỉ báo này sẽ mang giá trị âm và biểu thị sức bán. Do đó, các giao điểm của chỉ số FI với đường trung tâm nên được chú ý.
Ngoài ra, chỉ báo cũng bao gồm thông tin về khối lượng. Điều này cho phép người dùng đưa ra đánh giá tốt hơn về một xu hướng cũng như động lượng của nó. Khi Force Index đạt đến một mức cao mới, xu hướng tăng hiện tại có thể sẽ tiếp tục. Khi FI trượt xuống mức thấp mới, xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục. Khi FI giảm xuống mức thấp hơn, xu hướng có thể bị đảo ngược.
Picture 2 new cropped.jpg

Nếu một xu hướng mạnh, chỉ số sẽ thay đổi đột ngột. Có nhiều khả năng chỉ số sẽ báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng. Đồng thời, nếu giá thay đổi dựa trên quán tính thì FI sẽ chỉ thay đổi một chút. Nếu giá hiện tại tăng nhưng chỉ báo không biến động, điều đó có nghĩa là xu hướng tăng sẽ bị suy yếu.
Dưới đây chúng tôi đã thu thập các tín hiệu khác nhau được cung cấp bởi Force Index. Sử dụng chúng một cách khôn ngoan và đừng quên tận dụng xác nhận từ các công cụ khác.
Tín hiệu Bullish được tạo bởi FI:
  • Chỉ số Force sẽ hiện các đỉnh mới trong một xu hướng tăng (xu hướng tiếp diễn).
  • Các chỉ số Force sẽ giảm xuống dưới 0 trong giai đoạn xu hướng tăng (tức mua đáy).
  • Force Index tăng trên đường trung bình trong một xu hướng giảm (mua trên các điều chỉnh theo xu hướng chính).
  • Chỉ số Force giao đường MA theo hướng đi lên (nếu bạn áp dụng MA cho chỉ báo).
  • Phân kỳ (giá hiện các đáy thấp hơn nhưng FI đạt các đáy cao hơn).
Tín hiệu Bearish do FI tạo ra:
  • Chỉ số Force sẽ hiện các đáy mới trong một xu hướng giảm (xu thế tiếp diễn).
  • Chỉ số Force vượt qua đường trung tâm trong giai đoạn xu hướng giảm (bán ra khi hồi giá).
  • Chỉ số Force giảm xuống dưới đường trung tâm trong một xu hướng tăng (bán trên các điều chỉnh theo xu hướng chính).
  • Chỉ số Force giao đường MA theo hướng đi xuống (nếu bạn áp dụng MA cho chỉ báo).
  • Phân kỳ (giá hiện các đỉnh cao hơn khi FI đạt các đỉnh thấp hơn).
Kết luận, Force Index được coi là một trong những sự kết hợp hàng đầu giữa giá cả và khối lượng. Lưu ý rằng trong giao dịch tiền tệ, FI sử dụng dữ liệu tick volume liên quan đến số lượng giao dịch, do đó một số biến dạng có thể xảy ra. Chỉ số Force hiển thị kết quả tốt nhất khi áp dụng trên các thị trường biến động.
 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
6,416
Bài viết
8,376
Thành viên
566
Thành viên mới nhất
HoSongBich

Bạn chưa đọc

Bên trên