Dải Bollinger (BB) là một chỉ báo xu hướng truyền thống được phát triển bởi John Bollinger. Trong cuốn “Bollinger on Bollinger Bands” của mình, ông đã đưa ra những mô tả chi tiết về cách sử dụng cũng như kết hợp vận dụng chỉ báo với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. BB là một khái niệm vô cùng phổ biến trong giới trader trên toàn thế giới.
Các dải Bollinger khá giống với chỉ báo Envelop. Tuy nhiên dải ngoài của Envelop được thiết lập với x% cố định với đường trung bình động, trong khi đó, các dải giới hạn của Bollinger lại được tính toán dựa trên cơ sở biến động của độ lệch tiêu chuẩn.”
MT thiết lập mức chỉ báo ban đầu với 20 kỳ và 2 lần lệch chuẩn, tuy nhiên bạn có thể thay đổi các tham số này. Lựa chọn chu kỳ trong khoảng 13 đến 24 cho đường trung bình động và từ 2 đến 5 cho độ lệnh tiêu chuẩn là thiết lập chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng. Ví dụ, bạn có thể thiết lập tham số chu kỳ 50 và độ lệch chuẩn 2.1 cho các khung thời gian dài hay lựa chọn 10 và 1.9 cho các khung thời gian ngắn hơn. Lưu ý rằng thời gian thiết lập càng nhỏ thì chỉ báo càng nhận được nhiều cơ hội giao dịch. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là các tín hiệu sai sẽ xuất hiện nhiều hơn. Đặt trong một chu kỳ lớn, chỉ báo BB sẽ ít nhạy cảm hơn và điều này không phù hợp với các thị trường có độ biến động thấp.
Một cách tổng quát, sẽ là khôn ngoan khi lựa chọn điều chỉnh các dải Bollinger dựa theo khối tài sản giao dịch. Nếu giá liên tục trượt ra khỏi dải trên hoặc dải dưới của chỉ báo, bạn nên tăng thêm chu kỳ. Trường hợp ngược lại, nếu giá không chạm được tới các dải ngoài của chỉ báo, đây là dấu hiệu cho sự giảm chu kỳ.
BB có thể áp dụng trên tất cả các khung thời gian, mặc dù khung thời gian trong ngày phổ biến hơn. Bạn cũng có thể sử dụng dải Bollinger cho bộ chỉ số dao động (oscillator) nằm trong khung cửa sổ riêng bên dưới biểu đồ giá. Ví dụ: bạn có thể áp dụng dải BB với chỉ số RSI bằng cách chọn Previous Indicator’s Data hoặc First Indicator’s Data trong danh sách tùy chọn Apply to của dải Bollinger.
Dải bollinger giúp xác định mức độ lệch so với giá trung bình của một cặp tiền tệ. Đường ở giữa có thể sử dụng làm mức hỗ trợ/ kháng cự, trong khi các đường viền ngoài sẽ đóng vai trò làm mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra đây còn được coi là chiến lược cho giao dịch đảo chiều tại các dải ngoài của chỉ báo.
Độ dốc của BB và vị trí giá so với dải giữa của chỉ số cho phép trader đánh giá hướng đi của xu hướng hiện tại. Nếu dải Bollinger đi lên và giá nằm trên dải giữa trong phần lớn chu kỳ, thì đây là một xu hướng tăng. Nếu dải BB đi xuống và giá nằm dưới dải giữa trong phần lớn chu kỳ, đây là một xu hướng giảm.
Như vậy, dải Bollinger giúp xác định thời điểm thị trường chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động . Khi các dải này di chuyển lại gần nhau, chúng báo hiệu sự có mặt của một thị trường không biến động và cảnh báo cho một giai đoạn biến động giá mạnh trong thời gian sắp tới. Từ động thái này, ta hoàn toàn có thể hy vọng sự xảy ra của phá vỡ (breakout).
Bạn có thể xem ví dụ minh họa dưới đây: các dải được nén lại sau đó giá phá vỡ ngưỡng kháng cự trên và di chuyển mạnh lên trên.
Trong một thị trường xu hướng, nếu các dải mở rộng thì đây chính là dấu hiệu cho sự tiếp tục của xu hướng. Ngược lại, khi chúng bị thu hẹp, điều này báo hiệu cho một xu hướng giảm và đảo ngược có thể sẽ sớm xảy ra.
Thông thường, giá sẽ không vượt quá 4 cột nến ra ngoài dải biên bởi một sự điều chỉnh sẽ được diễn ra sau đó. Lưu ý rằng trong một thị trường xu hướng, giá có thể sẽ nằm trong hoặc ngoài dải biên một thời gian dài.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong xu hướng mạnh, giá có thể nằm trên dải Bollinger trên/dưới hoặc thậm chí vượt ra ngoài mà không bị thoái lui (retracement) trong một khoảng thời gian dài. Như vậy, nếu bạn muốn giao dịch pullback từ dải Bollinger biên trên hoặc dưới, bạn cần một sự xác nhận (confirmation) từ các mẫu hình nến hoặc một chỉ báo khác về sự đảo chiều của thị trường.
Trong hình trên, sự đảo chiều từ dải biên BB trên được xác nhận bởi mô hình nến giảm (mẫu nến evening star) cũng như sự phân kỳ giảm giữa RSI và biểu đồ giá.
Đây là những ví dụ cụ thể về biến động giá xung quanh dải biên Bollinger. Biến động đáy W được hình thành trong một xu hướng giảm, liên quan đến hai mức phản ứng giá thấp. Mức thấp thứ hai nên thấp hơn mức thứ nhất và chúng được giữ phía trên của dải biên dưới. Ngược lại với đáy W là biến động giá đỉnh M. Dạng cơ bản của mẫu biến động này tương tự như 2 đỉnh đôi, tuy nhiên, các mức này không phải lúc nào cũng bằng nhau. Mức cao thứ nhất có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức thứ hai. Việc sử dụng dải Bollinger như chỉ báo cho tín hiệu ‘M’ và ‘W’ sẽ giúp xác định tín hiệu sớm hơn so với các mẫu biểu đồ ‘M’ và ‘W’ thông thường.
Lưu ý rằng giá thường kiểm tra các mức ngoài của dải giữa trước khi tiến hành đảo chiều và những phá vỡ (breakout) nhiễu này có thể gây nhầm lẫn cho các nhà giao dịch.
Nếu giá lệch khỏi dải biên dưới và vượt qua dải đường giữa theo hướng tăng, dải biên trên sẽ là mục tiêu cho mức giá cao. Trong một xu hướng tăng mạnh, giá thường dao động giữa dải trên và dải giữa. Với xu hướng này, bạn nên cân nhắc tìm kiếm cơ hội mua ở dải giữa. Trường hợp xu hướng tăng không quá mạnh, sự điều chỉnh có thể sâu hơn và giá sẽ tiến gần hơn tới dải BB. Ngược lại, trong một xu hướng giảm mạnh, hãy tìm kiếm cơ hội bán ở dải giữa. Trường hợp xu hướng giảm không quá mạnh, thoái lui (retracement) có thể đẩy giá về phía dải BB trên.
Kết luận
Chỉ báo Bollinger bands là một công cụ kỹ thuật hữu ích, giúp tạo cơ sở vững chắc cho một hệ thống giao dịch thành công. Nó cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự động đồng thời trực quan hóa biến động. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và làm chủ công cụ này nhé!
Vài nét về dải Bollinger
“Chỉ báo này bao gồm 3 dải – một dải giữa và hai dải biên ngoài. Dải giữa là đường trung bình động giản đơn, với 20 kỳ mặc định. Các dải ngoài được thiết lập với 2 lần độ lệch chuẩn của dải giữa.Các dải Bollinger khá giống với chỉ báo Envelop. Tuy nhiên dải ngoài của Envelop được thiết lập với x% cố định với đường trung bình động, trong khi đó, các dải giới hạn của Bollinger lại được tính toán dựa trên cơ sở biến động của độ lệch tiêu chuẩn.”
Cách thiết lập chỉ báo
Dải Bollinger được thiết lập mặc định trong MetaTrader. Bạn có thể thêm chỉ báo này vào biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Trend” và chọn “Bollinger bands”.
MT thiết lập mức chỉ báo ban đầu với 20 kỳ và 2 lần lệch chuẩn, tuy nhiên bạn có thể thay đổi các tham số này. Lựa chọn chu kỳ trong khoảng 13 đến 24 cho đường trung bình động và từ 2 đến 5 cho độ lệnh tiêu chuẩn là thiết lập chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng. Ví dụ, bạn có thể thiết lập tham số chu kỳ 50 và độ lệch chuẩn 2.1 cho các khung thời gian dài hay lựa chọn 10 và 1.9 cho các khung thời gian ngắn hơn. Lưu ý rằng thời gian thiết lập càng nhỏ thì chỉ báo càng nhận được nhiều cơ hội giao dịch. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là các tín hiệu sai sẽ xuất hiện nhiều hơn. Đặt trong một chu kỳ lớn, chỉ báo BB sẽ ít nhạy cảm hơn và điều này không phù hợp với các thị trường có độ biến động thấp.
Một cách tổng quát, sẽ là khôn ngoan khi lựa chọn điều chỉnh các dải Bollinger dựa theo khối tài sản giao dịch. Nếu giá liên tục trượt ra khỏi dải trên hoặc dải dưới của chỉ báo, bạn nên tăng thêm chu kỳ. Trường hợp ngược lại, nếu giá không chạm được tới các dải ngoài của chỉ báo, đây là dấu hiệu cho sự giảm chu kỳ.
BB có thể áp dụng trên tất cả các khung thời gian, mặc dù khung thời gian trong ngày phổ biến hơn. Bạn cũng có thể sử dụng dải Bollinger cho bộ chỉ số dao động (oscillator) nằm trong khung cửa sổ riêng bên dưới biểu đồ giá. Ví dụ: bạn có thể áp dụng dải BB với chỉ số RSI bằng cách chọn Previous Indicator’s Data hoặc First Indicator’s Data trong danh sách tùy chọn Apply to của dải Bollinger.
Cách sử dụng các dải Bollinger để giao dịch Forex
Giả định, giá dành 95% thời gian cho các giao động ở giữa dải Bollinger biên và chỉ 5% thời gian cho các giao động ngoài biên.Dải bollinger giúp xác định mức độ lệch so với giá trung bình của một cặp tiền tệ. Đường ở giữa có thể sử dụng làm mức hỗ trợ/ kháng cự, trong khi các đường viền ngoài sẽ đóng vai trò làm mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra đây còn được coi là chiến lược cho giao dịch đảo chiều tại các dải ngoài của chỉ báo.
Độ dốc của BB và vị trí giá so với dải giữa của chỉ số cho phép trader đánh giá hướng đi của xu hướng hiện tại. Nếu dải Bollinger đi lên và giá nằm trên dải giữa trong phần lớn chu kỳ, thì đây là một xu hướng tăng. Nếu dải BB đi xuống và giá nằm dưới dải giữa trong phần lớn chu kỳ, đây là một xu hướng giảm.
Dải Bollinger, một chỉ báo biến động
Một đặc điểm chính của các dải BB là tính phản ứng với biến động thị trường: chúng thường mở rộng trước biến động mạnh (ví dụ khi một công bố quan trọng mới được phát hành) và thu hẹp khi biến động giảm.Như vậy, dải Bollinger giúp xác định thời điểm thị trường chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động . Khi các dải này di chuyển lại gần nhau, chúng báo hiệu sự có mặt của một thị trường không biến động và cảnh báo cho một giai đoạn biến động giá mạnh trong thời gian sắp tới. Từ động thái này, ta hoàn toàn có thể hy vọng sự xảy ra của phá vỡ (breakout).
Bạn có thể xem ví dụ minh họa dưới đây: các dải được nén lại sau đó giá phá vỡ ngưỡng kháng cự trên và di chuyển mạnh lên trên.

Trong một thị trường xu hướng, nếu các dải mở rộng thì đây chính là dấu hiệu cho sự tiếp tục của xu hướng. Ngược lại, khi chúng bị thu hẹp, điều này báo hiệu cho một xu hướng giảm và đảo ngược có thể sẽ sớm xảy ra.
Giao dịch với chuyển động vượt ngoài dải biên
Thông thường, khi giá vượt ra ngoài dải biên Bollinger, nó báo hiệu sự bắt đầu hoặc tiếp tục của một xu hướng. Đây là một xu hướng tăng nếu giá tiếp xúc và phá vỡ dải BB trên. Ngược lại, đây sẽ là xu hướng giản nếu giá tấn công vào dải BB dưới.
Thông thường, giá sẽ không vượt quá 4 cột nến ra ngoài dải biên bởi một sự điều chỉnh sẽ được diễn ra sau đó. Lưu ý rằng trong một thị trường xu hướng, giá có thể sẽ nằm trong hoặc ngoài dải biên một thời gian dài.
Giao dịch với sự đảo chiều tại dải biên
Các dải Bollinger cũng có thể hoạt động như một chỉ số dao động. Khi giá chạm dải trên của chỉ báo, khối tài sản giao dịch sẽ ở mức tương đối cao và được coi là hiện tượng vượt mua (overbought). Khi giá tiếp xúc dải dưới của chỉ báo, khối tài sản giao dịch sẽ ở mức tương đối thấp và được coi là hiện tượng vượt bán (oversold). Thông thường, sự điều chỉnh sẽ xảy ra khi hiện tượng vượt mua và vượt bán xuất hiện.Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong xu hướng mạnh, giá có thể nằm trên dải Bollinger trên/dưới hoặc thậm chí vượt ra ngoài mà không bị thoái lui (retracement) trong một khoảng thời gian dài. Như vậy, nếu bạn muốn giao dịch pullback từ dải Bollinger biên trên hoặc dưới, bạn cần một sự xác nhận (confirmation) từ các mẫu hình nến hoặc một chỉ báo khác về sự đảo chiều của thị trường.
Trong hình trên, sự đảo chiều từ dải biên BB trên được xác nhận bởi mô hình nến giảm (mẫu nến evening star) cũng như sự phân kỳ giảm giữa RSI và biểu đồ giá.
Đây là những ví dụ cụ thể về biến động giá xung quanh dải biên Bollinger. Biến động đáy W được hình thành trong một xu hướng giảm, liên quan đến hai mức phản ứng giá thấp. Mức thấp thứ hai nên thấp hơn mức thứ nhất và chúng được giữ phía trên của dải biên dưới. Ngược lại với đáy W là biến động giá đỉnh M. Dạng cơ bản của mẫu biến động này tương tự như 2 đỉnh đôi, tuy nhiên, các mức này không phải lúc nào cũng bằng nhau. Mức cao thứ nhất có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức thứ hai. Việc sử dụng dải Bollinger như chỉ báo cho tín hiệu ‘M’ và ‘W’ sẽ giúp xác định tín hiệu sớm hơn so với các mẫu biểu đồ ‘M’ và ‘W’ thông thường.

Giao dịch với crossing và pullback từ dải giữa
Dải giữa cảu chỉ số hoạt động như một hỗ trợ/kháng cự động. Việc giá vượt ra dải BB giữa báo hiệu cho sự thay đổi trong xu hướng. Tuy nhiên các bạn cũng đừng quên tham khảo thêm các xác nhận (comfirmation) trong những trường hợp này.Lưu ý rằng giá thường kiểm tra các mức ngoài của dải giữa trước khi tiến hành đảo chiều và những phá vỡ (breakout) nhiễu này có thể gây nhầm lẫn cho các nhà giao dịch.
Nếu giá lệch khỏi dải biên dưới và vượt qua dải đường giữa theo hướng tăng, dải biên trên sẽ là mục tiêu cho mức giá cao. Trong một xu hướng tăng mạnh, giá thường dao động giữa dải trên và dải giữa. Với xu hướng này, bạn nên cân nhắc tìm kiếm cơ hội mua ở dải giữa. Trường hợp xu hướng tăng không quá mạnh, sự điều chỉnh có thể sâu hơn và giá sẽ tiến gần hơn tới dải BB. Ngược lại, trong một xu hướng giảm mạnh, hãy tìm kiếm cơ hội bán ở dải giữa. Trường hợp xu hướng giảm không quá mạnh, thoái lui (retracement) có thể đẩy giá về phía dải BB trên.

Kết luận
Chỉ báo Bollinger bands là một công cụ kỹ thuật hữu ích, giúp tạo cơ sở vững chắc cho một hệ thống giao dịch thành công. Nó cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự động đồng thời trực quan hóa biến động. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và làm chủ công cụ này nhé!