Cách xác định Mức Hỗ trợ và Kháng cự trên biểu đồ giá

Hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance) là các khái niệm rất quan trọng với các nhà giao dịch. Về cơ bản hỗ trợ và kháng cự đại diện cho các khu vực giá gặp trở ngại. Hãy cùng đi vào tìm hiểu chi tiết.
Hỗ trợ là mức giá xuất hiện khi tín hiệu xu hướng giá giảm chậm lại hoặc xuất hiện đảo chiều. Điều này đồng nghĩa với việc giá có nhiều khả năng “bật” ngược lại mức này hơn là vượt qua nó. Tuy nhiên, một khi giá đã vượt qua mức hỗ trợ này, nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi tìm thấy một mức hỗ trợ khác.
Kháng cự là mức giá xuất hiện khi tín hiệu xu hướng giá tăng chậm lại hoặc xuất hiện đảo chiều. Giá có nhiều khả năng bật ngược trở lại mức này hơn là vượt qua nó. Sự phá vỡ trên mức kháng cự sẽ mở đường cho tín hiệu giá tăng vọt cho đến khi nó tìm thấy một mức kháng cự khác.

Cách thức giao dịch?​

Hỗ trợ và kháng cự cho phép các nhà giao dịch điều hướng trên thị trường. Khi bạn đánh dấu các mức này trên biểu đồ, bạn sẽ thấy cấu trúc của thị trường và có thể dự đoán hướng đi cũng như quy mô của giá.
Mục đích của các mức này là ngăn chặn biến động và đảo chiều hướng đi của giá. Do đó, các nhà giao dịch thường thực hiện các giao dịch mua tại mức hỗ trợ và giao bán mức kháng cự. Nếu bạn muốn giao dịch theo xu hướng, bạn có thể mua tại mức hỗ trợ trong một xu hướng giá tăng hoặc gia dịch bán ở mức kháng cự trong một xu hướng giá giảm. Nếu bạn không giao dịch theo xu hướng, thì bạn vẫn có thể sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự làm điểm đặt lệnh và đóng các vị thế ở các mức hỗ trợ/kháng cự tiếp theo.
Trên thực tế, các mức đường kháng cự là gì cũng gợi ý cho nhà giao dịch về vị thế đóng giao dịch. Vì vậy, nếu bạn giữ một vị thế bán và giá đang tiến gần đến đường hỗ trợ, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về việc đóng vị thế. Tương tự với vị thế mua, khác biệt duy nhất là bạn cần chú ý đến đường kháng cự sau khi bạn đã mở một vị thế mua.
Hỗ trợ và kháng cự được định vị trên mọi khung thời gian. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khung thời gian càng lớn thì tầm quan trọng của đường hỗ trợ/kháng cự càng lớn. Bên cạnh đó, bản thân giao dịch không phải lúc nào cũng chính xác, vì vậy, bạn cần xem xét khu vực đường hỗ trợ và kháng cự và tính đến số pip xung quanh. Điều này sẽ tăng độ chính xác cho các giao dịch của bạn

Làm thế nào để xác định vị trí hỗ trợ và kháng cự?​

Hỗ trợ và kháng cự xuất hiện dưới các hình thức khác nhau. Trước tiên là đường xu hướng chéo đã được giải thích trước đây. Đây là một đường xu hướng có thể kết nối mức giá cao và giới hạn xu hướng tăng. Trong trường hợp này, đường xu hướng này được gọi là đường kháng cự. Đường xu hướng cũng có thể kết nối với mức giá thấp trong biểu đồ và đưa ra giới hạn của hành động giá theo hướng đi xuống. Chúng ta gọi đó là đường hỗ trợ. Đường hỗ trợ và kháng cự có thể được rút ra trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Bạn cần ít nhất 2 mức cao hoặc 2 mức thấp để vẽ đường xu hướng. Bạn có thể tìm thêm thông tin về cách vẽ các đường xu hướng tại đây
Screenshot_8.png

Lưu ý rằng trong một xu hướng tăng, đường hỗ trợ là đường quan trọng nhất bởi vì nếu giá phá vỡ đường hỗ trợ, xu hướng sẽ thay đổi thành xu hướng giảm. Trong một xu hướng giảm, đường kháng cự là điểm then chốt bởi khi giá vượt lên trên đường kháng cự đồng nghĩa xuất hiện sự đảo chiều.
Screenshot_17.png

Trong một thị trường liên tục biến đổi, các đường hỗ trợ và kháng cự có sự hoán đổi cho nhau. Như bạn có thể thấy ở hình trên, sau khi giá giảm xuống dưới đường hỗ trợ, nó bắt đầu hoạt động như một đường kháng cự.

Mức hỗ trợ và kháng cự​

Ngoài ra còn có các mức hỗ trợ và kháng cự ngang. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để vẽ đường này là nối các mức cao và thấp trước đó trong biểu đồ giá:
Screenshot_18.png

Một số các chỉ báo kỹ thuật khác mà các nhà giao dịch có thể sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự là đường trung bình động (MA), Fibonacci, các điểm xoay, v. v.
 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
8,319
Bài viết
10,651
Thành viên
687
Thành viên mới nhất
Đỗ Thanh Long
var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });