Những ảnh hưởng của chính sách nới lỏng định lượng

Nới lỏng định lượng (quantitative easing-QE) là gì?​

Có thể bạn đã biết, vai trò chính trong việc duy trì giá cả ổn định thuộc về ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương hoạt động độc lập với chính phủ. Để hỗ trợ việc ổn định giá cả, ngân hàng trung ương cần kiểm soát lạm phát và tạo một môi trường kinh tế ổn định. Có thể áp dụng các biện pháp này thông qua chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ có hai loại: thắt chặt (chặt chẽ, thu hẹp) và thích ứng (nới lỏng, mở rộng). Hình thức đầu tiên được áp dụng khi số tiền lưu hành trong nền kinh tế là quá lớn khiến cho ngân hàng trung ương tăng lãi suất để giảm nguồn cung tiền và khuyến khích lạm phát ở mức thấp hơn. Mặt khác, chính sách thích ứng được áp dụng khi GDP tăng trưởng ở mức chậm. Ở trường hợp này, ngân hàng trung ương sẽ cho tăng nguồn cung tiền và cho giảm lãi suất. Lãi suất thấp sẽ thu hút các nhà đầu tư và nhằm mục đích tạo thêm dòng tiền chảy vào nền kinh tế. Khi lãi suất giảm xuống còn 0% mà ngân hàng trung ương vẫn suy xét về các biện pháp hỗ trợ cao hơn thì ngân hàng sẽ áp dụng việc nới lỏng định lượng.
Bước đầu tiên, ngân hàng sẽ tạo ra tiền điện tử hay “tiền giấy” mà bạn có thể đã nghe qua mặc dù trên thực tế thì tiền mặt không được tạo ra.
Bước thứ hai là ngân hàng sẽ mua vào các tài sản khác nhau. Một hình thức truyền thống của việc nới lỏng định lượng là ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu chính phủ hay còn gọi là Trái Phiếu Kho Bạc. Chủ sở hữu của các trái phiếu này sẽ nhận tiền mặt và ngân hàng trung ương bổ sung các trái phiếu vào bảng cân đối dưới dạng tài sản. Tuy nhiên, Trái Phiếu Kho Bạc không phải là hình thức duy nhất của cổ phần mà ngân hàng trung ương có thể mua vào. Ví dụ, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đã mua vào trái phiếu của khu vực tư nhân. Đến lượt mình, Cục Dự Trữ Liên Bang sử dụng các trái phiếu này để mua các sản phẩm cho vay thế chấp.
Nên nhớ rằng các ngân hàng trung ương không mua trái phiếu trực tiếp từ chính phủ. Cách làm được xem như là kiếm tiền từ công nợ (tài chính tiền tệ) và đó là việc làm bất hợp pháp trong chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn. Ngược lại, các ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu hay nợ từ các nhà đầu tư lớn như ngân hàng hay các quỹ đầu tư.
Khi tiền được “bơm” vào nền kinh tế sẽ làm tăng số lượng các quỹ tiền dùng được trong hệ thống tài chính. Theo luật kinh tế cơ bản, dòng tiền vào như thế sẽ tạo nguồn cung tiền rẻ; do đó, các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác sẽ giảm lãi suất để khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng vay thêm. Nếu người tiêu dùng và nhà đầu tư chi tiêu thêm sẽ làm tăng mức độ việc làm và lạm phát, từ đó thúc đẩy nền kinh tế. Khi ngân hàng trung ương dừng mua trái phiếu mới thì họ sẽ giữ chặt các trái phiếu nằm trong bảng cân đối của họ. Nếu các trái phiếu này đáo hạn (hầu hết các trái phiếu đều có ngày đáo hạn khi khoản đầu tư ban đầu được hoàn trả cho chủ sở hữu của trái phiếu) thì chúng được thay thế bởi trái phiếu mới. Ngoài ra, ngân hàng có thể để cho trái phiếu đáo hạn mà không cần thay thế hay bán chúng ra thị trường.
Screenshot_3.png

QE có ảnh hưởng ra sao đối với tiền tệ?​

Khi ngân hàng trung ương gia tăng cung tiền thì giá cả và sức mua của đồng tiền sẽ giảm trừ khi các quốc gia khác thực thi chính sách nới lỏng định lượng.

Vì sao QE lại quá rủi ro?​

Có nhiều lý do giải thích vì sao các nhà phân tích cho rằng chính sách này mang tính rủi ro:
1) Nó có thể gây lạm phát cao và bong bóng kinh tế. Nhiều chuyên gia tin rằng QE có thể khiến lạm phát tăng rất cao.
2) Một số nhà phân tích chỉ trích chính sách này không hữu hiệu và khuyến nghị chính sách tài khoá (gồm chi tiêu chính phủ và cắt giảm thuế) làm giải pháp tốt nhất để hồi sinh nền kinh tế.
3) Cuối cùng, nhiều chuyên gia cho rằng QE chỉ là cách mà chính phủ và các ngân hàng thương mại che dấu vấn đề của họ và chờ mong ngân hàng trung ương giải quyết chúng.

Nới lỏng định lượng trong thực tế​

Ngân Hàng Nhật (BOJ) đã bắt đầu thực thi QE vào năm 2001. Lúc đó nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng trì trệ và lạm phát tăng cao. Do nền kinh tế Nhật Bản hiện đang vận hành khá tốt đến nay, BOJ đã đưa ra một số gợi ý về việc muốn thoát khỏi chương trình này.
Ngân Hàng Anh và Cục Dự Trữ Liên Bang đã áp dụng nới lỏng định lượng trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Chính sách QE tại Mỹ đã làm giảm tỉ lệ thế chấp, ổn định tình hình lạm phát và cải thiện tình trạng việc làm. Nếu không, việc đó cũng sẽ khiến đồng đô la Mỹ mất giá.
Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đã triển khai chương trình nới lỏng định lượng vào tháng 1/2015 và quyết định ngừng chính sách này vào cuối năm 2018, bất chấp tình hình kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

Kết luận​

Chương trình nới lỏng định lượng có nhiều ưu lẫn khuyết điểm: một mặt, nó chắc chắn sẽ có ích cho nền kinh tế đang trì trệ, song mặt khác cũng hàm chứa rủi ro về mất giá tiền tệ và làm xuất hiện bong bóng kinh tế. Tuy vậy, tác động của chính sách này có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế vào những thời điểm bất ổn.
 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
8,267
Bài viết
10,599
Thành viên
687
Thành viên mới nhất
Đỗ Thanh Long
var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });