Ngành Cao Su Việt Nam: Từ Trồng Trọt Đến Xuất Khẩu và Đột Phá Chứng Chỉ Carbon

Về tổng quan, cao su là một ngành lâu đời của Việt Nam khi cùng với Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia – 80 – 90% diện tích trồng cao su được tập trung ở các quốc gia này, trong đó Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích trồng và thứ 3 về sản lượng cao su. Tính đến 2022, Việt Nam hiện có tầm 930.000 ha đất cao su với sản lượng mủ cao sô khô khai thác đạt 1,29 triệu tấn, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 10,4 tỷ $, chiếm 2,8% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước. Trong đó, 3 sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất bao gồm sản phẩm cao su (4,2 tỷ $), cao su thiên nhiên (3,3 tỷ $) và gỗ cao su (2,8 tỷ $).

Với đặc thù là cây công nghiệp phát triển ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, cao su cần 4 yếu tố thổ nhưỡng bao gồm nhiệt độ từ 26 độ C, lượng mưa 1.800 mm trở lên, độ ẩm từ 80% và tầng đất sâu 1m và độ cao so với mực nước biển từ 300m trở xuống. Chính vì vậy ở Việt Nam, cao su tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ (chiếm 60% diện tích), kế đến là Tây Nguyên (chiếm 26% diện tích và thứ 3 là các tỉnh duyên hải miền Trung (chiếm tầm 13% diện tích).

Với đặc thù kể trên, 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương là 2 tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước, trong đó, Bình Phước chiếm khoảng 22% diện tích, Bình Dương chiếm 18% diện tích. Kế sau là các tỉnh như Gia Lai (11%), Tây Ninh (10%), Đồng Nai (6%). Đây cũng là nơi có các doanh nghiệp cao su hiện đang niêm yết trên sàn như GVR, PHR, DPR, TRC, …
Về đầu ra, cao su Việt Nam thường được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, … để tiếp tục tinh luyện thành các sản phẩm cuối cùng có giá trị gia tăng cao như xăm lốp oto, đệm cao su, găng tay y tế, … Chính vì vậy nhu cầu cao su thường gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng như đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
1706984298826.png

Ở Việt Nam, ban đầu các doanh nghiệp cao su cũng phát triển theo định hướng mở rộng diện tích trồng cao su đi kèm kinh doanh mảng gỗ cao su khi cây già cỗi và thay thế mới, tuy nhiên, nhờ vị trí các khu vực trồng cao su nằm gần các trung tâm kinh tế lớn và có nhu cầu phát triển công nghiệp, các doanh nghiệp này ban đầu giao đất tại các vị trí cây già cỗi cho các nhà đầu tư khu công nghiệp để nhận bồi thường (như PHR giao đất cho VSIP, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, …), nhưng theo thời gian bắt đầu chuyển đổi thành các liên doanh với các nhà phát triển khu công nghiệp để nhận được tỷ lệ lợi nhuận cao so với chuyển nhượng đất và lâu dần tự chính công ty thành lập các khu công nghiệp để cho thuê đất, từ đó giúp giá trị đất cao su được gia tăng, từ ban đầu chỉ tập trung vào mủ cao su và gỗ khi thanh lý cây, đến nguồn tiền thu từ bồi thường chuyển giao đất, và hiện tại đến từ việc tự thực hiện các dự án khu công nghiệp do công ty làm chủ đầu tư.

Đáng chú ý, với đặc thù nắm giữ diện tích cao su lớn, trong giai đoạn 2027 – 2030, nhóm này còn có thể hưởng lợi từ câu chuyện chứng chỉ carbon, vốn được tạo ra từ hoạt động quang hợp cây để chuyển đổi CO2 thành O2, qua đó tạo ra các chứng chỉ Carbon có thể bán trên thị trường tự do cho các công ty phát thải nhiều CO2, và đây là điểm nhấn lớn có thể tạo sự đột phá về lợi nhuận khi biên lãi các chứng chỉ này ở mức rất cao.

Quay về các cổ phiếu cao su hiện tại đang niêm yết trên sàn, bao gồm: GVR, PHR, DPR, TRC, … các yếu tố cần phân tích ở các doanh nghiệp này bao gồm:

. Mảng cao su: (1) Tổng diện tích đất cao su là bao nhiêu? (như GVR là 394.000 ha, PHR là 15.000 ha, DPR là 9.000 ha, TRC là 6.000 ha, …). (2) Cơ cấu sản phẩm sản xuất (Latex; SVR 3L; SVR 10,20; CV60, … trong đó Latex có mức giá bán cao nhất và là đầu vào sản xuất găng tay y tế có nhu cầu ổn định, …). (3) Năng suất vườn cây cao su (phụ thuộc vào độ tuổi của vườn cây đang khai thác – TRC có năng suất cao hơn PHR, DPR nhờ có diện tích cây mới kiến thiết cơ bản cao). (4) diện tích cây cao su thanh lý hàng năm (như GVR thanh lý trung bình 10.000 – 12.000 ha/năm giúp tạo ra nguồn cung gỗ cao su để phát triển mảng chế biến gỗ ổn định)

Mảng khu công nghiệp: (1) Vị trí các vườn cây cao su (như các vườn cao su của PHR tập trung chủ yếu ở Bình Dương, điều này giúp PHR có lợi thế hơn DPR (khi các vườn cao su tập trung ở Bình Phước) trong việc phát triển các khu công nghiệp sau này do vị trí địa lý của Bình Dương gần thành phố Hồ Chí Minh và thuận tiện trong việc di chuyển đến các cảng biển hơn). (2) Các khu công nghiệp đang triển khai và tình trạng pháp lý (như PHR với KCN Tân Lập (200 ha), KCN Tân Bình mở rộng (1.000 ha), KCN Hội Nghĩa (715 ha), Bình Mỹ (1.000 ha), Tân Thành (316 ha) – DPR với KCN Đồng Phú mở rộng (317 ha), KCN Nam Đồng Phú đang chờ phê duyệt, TRC với KCN Hiệp Thạnh (250 ha)

Mảng chứng chỉ carbon: Điểm nhấn tạo đột biến về lợi nhuận khi cây cao su có thể chuyển đổi chứng chỉ.

Chân thành!
 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
9,688
Bài viết
12,066
Thành viên
699
Thành viên mới nhất
Pedro Son
var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });