Hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định để giao dịch hiệu quả

Tài DZ

New member
Tham gia
14 Tháng tư 2022
Bài viết
4
Kháng cự và Hỗ trợ (Resistance và Support) là một trong những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật dựa trên một khái niệm dễ hiểu nhưng khó nắm vững.
Hỗ trợ và kháng cự trong Forex
Hỗ trợ và kháng cự trong Forex 2

Dấu hiệu nhận biết:
  1. Kháng cự và hỗ trợ là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.
  2. Tại các vùng giá đi lên rồi sau đó điều chỉnh giảm trở lại thì vùng cao nhất trước khi điều chỉnh gọi là kháng cự (resistance). Ngược lại, khi thị trường có dấu hiệu tăng trở lại, vùng thấp nhất trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support). Và thị trường càng biến động sẽ càng có nhiều mức hỗ trợ và kháng cự được tạo ra.
  3. Xét về góc tâm lí, kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư đang có tâm lí sợ hãi, ngược lại hỗ trợ là vùng giá mà các nhà đầu tư đang có tâm lí tham lam.
Kháng cự hay hỗ trợ được xem là các vùng cản
Nói về cản, thì bao gồm: cản cứng (tức cản tĩnh), cản mềm(tức cản động) và cản tâm lý.
  • Cản cứng (cản tĩnh): là các vùng cản cố định như kháng cự - hỗ trợ, trendline và các mốc fibonacci.
  • Cản mềm (cản động): là các cản dịch chuyển theo đường giá, như ema, bollinger band, ichimoku...
  • Cản tâm lý: là các số tròn 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100...
Trong thị trường tài chính, cứng là cố định, mềm thì chạy theo giá theo 1 công thức nào đó theo indicator. Chứ không phải theo nghĩa đen cứng mềm có thể bóp nắn được, các bạn đang lầm tưởng cứng mềm tượng trưng các cho vùng cản mạnh yếu là hiểu sai nghĩa nhé. Còn xét về các vùng cản mạnh yếu thế nào thì nó lại phụ thuộc vào vấn đề volume thanh khoản, và đương nhiên ở khung thời càng lớn thì các vùng cản này xét về mạnh yếu mới có ý nghĩa, bởi tại các khung thời gian lớn tập trung một khối lượng giao dịch lớn, lực mua hay lực bán tại các vùng này đủ lớn để khiến giá biến động mạnh.

Các hành vi của trader khi gặp kháng cự - hỗ trợ:
- Mua khi giá gặp hỗ trợ, bán khi giá gặp kháng cự (đây là trường phái bắt đỉnh bắt đáy )
- Mua khi giá phá kháng cự, bán khi giá phá hỗ trợ ( đây là trường phái đánh theo breakout - phá cản )

Vậy chúng ta rút ra được gì sau khi nắm rõ hỗ trợ và kháng cự?
Nên đánh thuận xu hướng, tức đánh theo trường phái breakout, phá lên cho tín hiệu buy, phá xuống cho tín hiệu sell, stoploss ae có thể đặt trên vùng kháng cự - hỗ trợ gần nhất.
Hoặc có thể đánh theo hành vi giá, giá phá cản có xu hướng test lại các ngưỡng cản. Chúng ta chờ các điểm test lại cản để vào lệnh theo thuận xu hướng.
Khung lớn sẽ chi phối khung bé nên mọi người chú ý đánh đa khung, xem xét từ khung lớn đến khung bé xong mới quyết định vào lệnh.
Nếu đánh thuần hỗ trợ kháng cự sẽ có rất nhiều điểm yếu, chúng ta nên tìm công cụ kết hợp với nó để khắc phục những nhược điểm của nó...
 

Đính kèm

  • 1649922302963.png
    1649922302963.png
    141.5 KB · Xem: 71
  • 1649922308815.png
    1649922308815.png
    197.8 KB · Xem: 74
  • 1649922317619.png
    1649922317619.png
    138.6 KB · Xem: 72
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
9,703
Bài viết
12,083
Thành viên
700
Thành viên mới nhất
Habang99

Bạn chưa đọc

var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });