Liệu giá lúa mì có hồi phục trở lại trong năm nay không?



Giá lúa mì đã có một hành trình đầy biến động trong vòng 4 năm qua. Sau nhiều năm ổn định, một loạt các sự kiện bất ngờ đã xảy ra khiến cho giá tăng vọt. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, gián đoạn sản xuất trong đại dịch và chiến tranh ở Ukraine đều góp phần vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, hiện tại giá lúa mì đã giảm mạnh xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 2020. Liệu xu hướng giảm này có tiếp tục diễn ra, hay các vấn đề về sản xuất trong tương lai do thời tiết và biến đổi khí hậu có thể thúc đẩy thêm một đợt tăng giá khác?

Từ mức đáy cho đến mức đỉnh trong lịch sử

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, giá lúa mì đã duy trì tương đối ổn định do cung cầu trên thế giới giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi triển vọng sản xuất xấu đi – một phần do nhiệt độ toàn cầu tăng – trong khi nhu cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc và Ấn Độ lại tăng mạnh. Ban đầu, đại dịch đã khiến cho giá sụt giảm, nhưng các vấn đề về chuỗi cung ứng đã sớm kích hoạt một xu hướng tăng mới.

Sự bùng nổ của cuộc chiến tranh ở Ukraine càng làm tình hình thêm căng thẳng. Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu lúa mì chính, chiếm một phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Mối lo ngại về việc xuất khẩu của Ukraine bị gián đoạn và các lệnh trừng phạt đối với Nga đã đẩy giá lúa mì tăng gần gấp đôi.

Sản lượng và dự trữ cao kỷ lục từ Nga:

Mặc dù thị trường Nga phần lớn không bị gián đoạn, Ukraine cũng xoay sở để duy trì một số hoạt động xuất khẩu qua đường bộ và một phần tuyến đường biển được mở lại. Thêm vào đó, Nga lại có một mùa thu hoạch bội thu, vì vậy các kho dự trữ của Nga đã bị quá tải trầm trọng. Với việc nguồn cung khổng lồ từ Nga đã khiến cho giá lúa mì giảm mạnh.

Giá lúa mì ở Nga hiện đang được bán dưới 190 USD/tấn tại các cảng Biển Đen, rẻ hơn nhiều so với lúa mì của Mỹ (207 USD) và lúa mì Tây Âu (225 USD). Đà giảm này có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi Nga sử dụng hết lượng thặng dư hiện tại và mùa thu hoạch tiếp theo đến – vụ mùa này cũng được dự đoán là sẽ bội thu.

Xuất khẩu của Hoa Kỳ sụt giảm, diện tích canh tác cũng giảm.

Mặc dù Mỹ không phải là nước sản xuất hoặc xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, nhưng dữ liệu thị trường của nước này vẫn có sự ảnh hưởng đáng kể. Với lượng xuất khẩu lúa mì ở mức thấp nhất kể từ những năm 1970, giá lúa mì của Mỹ đang phải chịu áp lực đáng kể. Đà giảm này là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm nhu cầu gia tăng đối với lúa mì giá rẻ ở Nga và đồng USD tăng mạnh hấp dẫn nhà đầu tư hơn.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu tiềm ẩn về những rủi ro trong tương lai cho thị trường Mỹ. Báo cáo gieo trồng tiềm năng tháng 3 của USDA dự báo giảm 5% diện tích gieo trồng so với vụ trước. Mặc dù vậy, sản lượng và lượng tồn kho cuối kỳ cho niên vụ 2024/2025 dự kiến vẫn sẽ tăng do diện tích thu hoạch dự kiến sẽ cao hơn. Giá xuất tại trang trại dự kiến cho vụ sắp tới cao hơn một chút so với giá thị trường hiện tại, nhưng vẫn thấp hơn giá xuất tại trang trại cuối vụ trước đó.

Triển vọng nào cho lúa mì trong thời gian tới?

Mặc dù tình trạng cung vượt cầu hiện tại và xuất khẩu của Mỹ đang giảm, tình hình toàn cầu vẫn căng thẳng. Cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Ukraine và khả năng Nga hạn chế xuất khẩu của Ukraine làm dấy lên lo ngại. Ngoài ra, các nước láng giềng cũng do dự trong việc phụ thuộc vào tuyến đường bộ để xuất khẩu của Ukraine, điều này có thể gây ra gián đoạn thêm cho các lô hàng sắp tới.

Tình hình bất ổn ở Trung Đông và khả năng phong tỏa Biển Đỏ có thể gây thêm rối loạn nguồn cung cho các nhà nhập khẩu chính yếu ở Châu Phi và Châu Á. Biến đổi thời tiết là một yếu tố khó lường khác. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng đã dẫn đến hạn hán kéo dài ở các nước sản xuất lớn như Úc và Canada trong những năm gần đây và Mỹ cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự. Dự báo mùa hè cho thấy nhiệt độ cao hơn mức trung bình và độ ẩm thấp hơn, có khả năng dẫn đến mất mùa so với diện tích gieo trồng dự kiến. Thêm vào đó, giá thấp có thể khiến cho nông dân không còn hứng thú việc trồng trọt và điều đó cũng khiến cho diện tích thu hoạch có thể còn thấp hơn năm ngoái.

Lịch sử sẽ lặp lại?

Sau mức đỉnh của năm 2022 , xu hướng giá hiện tại có vẻ tương đồng với những gì đã xảy ra vào năm 1980, 1996 và 2008. Theo lịch sử, chu kỳ giảm giá sẽ kết thúc sau khoảng 600 phiên kể từ khi lập đỉnh và giá lúa mì có thể phục hồi vào khoảng thời gian tháng 8 và tháng 9 năm nay, thời điểm thu hoạch lúa mì của Mỹ.



Nội dung tài liệu này chỉ được cung cấp mang tính thông tin chung và là tài liệu đào tạo. Bất kỳ ý kiến, phân tích, giá cả hoặc nội dung khác không được xem là tư vấn đầu tư hoặc khuyến nghị được hiểu theo luật pháp của Belize.

Hiệu suất trong quá khứ không nhất thiết chỉ ra kết quả trong tương lai và bất kỳ khách hàng quyết định dựa trên thông tin này đều hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. XTB sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn, bất kỳ tổn thất lợi nhuận nào, có thể phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng hoặc phụ thuộc vào thông tin đó. Tất cả các quyết định giao dịch phải luôn dựa trên phán quyết độc lập của bạn.

Khám phá nền tảng XTB

 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
10,870
Bài viết
13,267
Thành viên
704
Thành viên mới nhất
TungLe
var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });