Ba động lực cho kinh tế và thị trường chứng khoán trong năm 2024



Chứng khoán

Ba động lực cho kinh tế và thị trường chứng khoán trong năm 2024​


Chuyên gia TCSC đánh giá ngân hàng cao hơn khi bức tranh ngành về kinh doanh, lợi nhuận hay chất lượng nợ rõ ràng hơn và định giá ở mức hợp lý…

Ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư TCSC

Ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư TCSC

Nhìn nhận về bức tranh thị trường cho năm mới, ông Nguyễn Thành Trung, Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty CP Chứng khoán Thành Công (TCSC) cho rằng, môi trường lãi suất thấp, tiêu dùng phục hồi và ý chí của Chính phủ có thể là 3 động lực cho kinh tế và thị trường chứng khoán trong năm 2024.

Phóng viên: Ông có đánh giá gì về mức tăng trưởng của VN-Index trong năm 2023? Nếu nói thị trường là hàn thử biểu của nền kinh tế, ông có thấy đúng cho năm qua?

Ông Nguyễn Thành Trung:
2023 là năm tốt của thị trường chứng khoán, chỉ số chung VN-Index tăng 12,2%. Thị trường cũng có sự phân hóa khi nhóm vốn hóa lớn như bất động sản, bán lẻ hay nhóm cổ phiếu thuộc VinGroup chủ yếu tăng thấp hơn thị trường, thậm chí còn giảm. Tuy nhiên cũng có rất nhiều cơ hội đầu tư có tỷ suất suất sinh lời rất tốt từ 30-100% ở các nhóm ngành khác, tiêu biểu như ngành chứng khoán tăng hơn 100%, ngành xây dựng tăng 70%… Nói về biến động của thị trường, những nhịp điều chỉnh khoảng 10-15% là hoàn toàn bình thường và xảy ra hàng năm; thị trường 2023 đã ôn hòa hơn rất nhiều so với một năm 2022 đầy khốc liệt.

Tôi cho rằng hoàn toàn có thể nói TTCK là hàn thử biểu của nền kinh tế trong năm qua. Thị trường tạo đáy vào tháng 11/2022 khi những sự kiện xấu nhất xảy ra như Vạn Thịnh Phát, các ông lớn bất động sản gặp khó và kết quả kinh doanh quý IV/2022 rất bi quan của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, 2023 thị trường chứng khoán đã có mức hồi phục tốt và chúng ta đều thấy rằng mặc dù vẫn còn khó nhưng hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang dần hồi phục trở lại và thị trường bất động sản cũng có những dấu hiệu ấm lên vào những tháng cuối năm.

Phóng viên: Ông nhìn nhận ra sao về khả năng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, câu chuyện đang được chú ý hiện nay?

Ông Nguyễn Thành Trung:
Nâng hạng thị trường là mục tiêu quan trọng của chính phủ, các cơ quan ban ngành liên quan nhằm mong muốn giúp thị trường chứng khoán Việt Nam chúng ta ngày càng phát triển hơn, đồng thời có thể thu hút được dòng tiền lớn hơn từ nước ngoài.


Ông Nguyễn Thành Trung: Tuy nhiên, việc nâng hạng cần phải có thời gian và dần cải thiện các hạn chế để có thể ngày một tiến gần hơn với mục tiêu này, trong đó những hạn chế mà chúng ta cần cải thiện bao gồm: chu kỳ thanh toán, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài, quy trình về mở tài khoản cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm đảo bảo tính cân bằng, bình đẳng so với nhà đầu tư trong nước.

Bên cạnh những hạn chế và rào cản trên, những vấn đề như mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối; luồng thông tin; thanh toán bù trừ; khả năng chuyển nhượng không qua sàn; cho vay chứng khoán; bán khống… là những thứ mà chúng ta nên tập trung cải thiện để sớm được nâng hạng.

Phóng viên: Một trong những yếu tố khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam thường có những đợt biến động mạnh đó là do tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân hiện ở mức cao, được đánh giá là rào cản cho sự phát triển bền vững của thị trường. Vậy theo ông để đạt được tỷ lệ hài hòa giữa nhà đầu tư tổ chức/cá nhân thì chúng ta cần những giải pháp nào?

Ông Nguyễn Thành Trung
: Hiện tại theo thống kê về dữ liệu giá trị giao dịch trung bình hàng ngày, nhà đầu tư cá nhân hiện tại đang chiếm tỷ trọng từ 80-90% giá trị giao dịch toàn thị trường, còn lại là tổ chức trong và ngoài nước với tỷ trọng quanh khoảng 10-20%. Điều này cho thấy hầu hết các giao dịch tại Việt Nam đều ảnh hưởng lớn bởi nhà đầu tư cá nhân.

Do thị trường Việt Nam chúng ta vẫn còn non trẻ, nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường nhiều, với trang bị kiến thức và thông tin hạn chế, do đó phần lớn nhà đầu tư cá nhân rất dễ bị cảm xúc chi phối, làm biến động thị trường cao và thiếu bền vững.

Do đó, tôi cho rằng để thị trường mong muốn ngày càng phát triển hơn cần thực hiện một số biện pháp như nâng cao kiến thức cho nhà đầu tư cá nhân bằng các sản phẩm dịch vụ đào tạo, các đơn vị như công ty chứng khoán, công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ tài chính xây dựng chương trình, hội thảo nhằm cải thiện kiến thức tốt hơn cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, chúng ta cần tạo điều kiện để phát triển hơn nữa những công ty quản lý quỹ, quản lý tài sản để nhà đầu tư cá nhân có nhiều sự lựa chọn hơn nữa trong các dịch vụ quản lý tài sản và tư vấn đầu tư

Với những nhà đầu tư cá nhân, cần nghiêm túc hơn trong quá trình đầu tư, tích cực nâng cao kiến thức trước khi tham gia lựa chọn và xây dựng danh mục cho cá nhân mình.

Phóng viên: Ngân hàng, bất động sản là hai ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa cao trên thị trường, ông/bà có bình luận gì về bức tranh hai ngành này trong năm mới?

Ông Nguyễn Thành Trung:
2024 chắc chắn là một năm sáng sủa hơn cho 2 nhóm ngành Ngân hàng và Bất động sản khi tôi cho rằng những thứ xấu nhất đã diễn ra trong 2023.

Bởi, việc tháo gỡ khó khăn kinh tế dường như là mục tiêu hàng đầu hiện tại của Chính phủ khi các mục tiêu khác như lạm phát và tỷ giá không còn là nỗi lo trong năm 2024. Các ngân hàng đã hạ lãi suất về mức thấp kỷ lục và sẽ tiếp tục đẩy mạnh tín dụng hơn trong năm nay (mục tiêu 2024 của Chính phủ là 15%). Thậm chí nhiều bên kỳ vọng rằng sẽ có một đợt hạ lãi suất nữa của các NHTM nếu FED hạ lãi suất sớm trong quý I/2024. Điều này sẽ tạo ra môi trường tốt cho 2 nhóm ngành trên khi các ngân hàng sẽ đẩy tín dụng ra nhiều hơn và chất lượng nợ vay dần cải thiện (nợ xấu và nợ nhóm 2 đang có xu hướng cải thiện trong 2 quý cuối năm 2023).

Các doanh nghiệp bất động sản từ đó cũng có thêm thanh khoản để cơ cấu lại nguồn vốn của mình. Hơn nữa, thị trường bất động sản cũng cho những tín hiệu “tan băng” trong quý IV/2023 thông qua những chỉ báo như khối lượng giao dịch hay nguồn thu thuế sử dụng đất cải thiện.

Về mặt đầu tư, hiện tại tôi đánh giá ngân hàng cao hơn khi bức tranh ngành (về kinh doanh, lợi nhuận hay chất lượng nợ) rõ ràng hơn và định giá ở mức hợp lý. Trong khi, dấu chấm hỏi về thị trường bất động sản (chưa rõ ràng dù có tín hiệu hồi phục) khiến chúng ta khó xác định mức định giá hợp lý cho nhóm ngành này.

Phóng viên: Nhận định của ông ra sao về kịch bản cho VN-Index năm 2024?

Ông Nguyễn Thành Trung
: Theo những kỳ vọng có được khi chúng tôi tổng hợp được từ các định chế tài chính lớn như (JP. Morgan, HSBC, Morgan Stanley, Fidelity…) và các Giám đốc Quản lý quỹ (PMs) tại Việt Nam, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ổn định (GDP tăng trưởng nhẹ, lạm phát giảm về 3%) trong khi đó Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi tốt trong 2024 (GDP tăng trưởng 6-6,5%). Đây sẽ là kịch bản chính mà chúng tôi neo vào để đưa ra những quyết định đầu tư trong 2024. Với EPS 2024 dự phóng tăng trưởng hơn 20% và định giá PE hợp lý quanh 15 lần, tôi cho rằng VN-Index trong 2024 có thể tăng trưởng tốt dựa vào tăng trưởng và cải thiện định giá.

Môi trường lãi suất thấp, tiêu dùng phục hồi và ý chí của Chính phủ có thể là 3 động lực cho kinh tế và thị trường chứng khoán trong năm 2024.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!




 
Giao dịch với Exness

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hướng dẫn tiền điện tử

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
9,710
Bài viết
12,093
Thành viên
700
Thành viên mới nhất
Habang99

Bạn chưa đọc

var jsAd = $('').css({'visibility': 'hidden', 'position': 'absolute', 'top': 0}); jsAd.appendTo($('.p-body')); XF.activate(jsAd); setTimeout(function() { jsAd.trigger('adView'); }, 1000); }, 0); });